Toạ đàm “Quản lý đào tạo sau đại học trong điều kiện tự chủ”


05-11-2019
Nhằm giúp các trường đại học vận dụng đúng các quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, và hiểu rõ hơn những nội dung trong cơ chế tự chủ đối với các trường đại học, sáng ngày 01/11/2019, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Toạ đàm “Quản lý đào tạo sau đại học trong điều kiện tự chủ”.

Quang cảnh buổi Toạ đàm

ham dự buổi Toạ đàm, về phía đại biểu ngoài trường có PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT; PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa; PGS.TS Đào Thị Thu Giang – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương; TS Nguyễn Thị Kim Lý – Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình; TS Hoàng Công Kiên - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương; PGS.TS Hồ Viết Tiến – Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; cùng đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện của nhiều Trường Đại học trên cả nước. Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện đào tạo Sau đại học; cùng đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm, các cán bộ, giảng viên trong toàn trường.

PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD phát biểu tại Toạ đàm 

Phát biểu tại buổi Toạ đàm, PGS.TS Phạm Hồng Chương nhấn mạnh, các trường đại học hiện nay đều đang hướng đến cơ chế tự chủ, Bộ GD&ĐT đã trao quyền tự chủ toàn phần cho 3 trường đại học gồm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, điều đó đã dẫn đến nhiều thay đổi trong quá trình đào tạo của các trường đại học. Cùng với đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn chi tiết, cùng với đó nghị định hướng dẫn về cơ chế tự chủ trong các trường đại học vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Chính bởi vậy, trong quá trình hoạt động đã dẫn đến nhiều vấn đề nẩy sinh cần trao đổi, xin ý kiến của Bộ GD&ĐT để vừa đảm bảo hoạt động của các trường mà vẫn tuân thủ hiệu quả quy định của pháp luật hiện hành. PGS. Hiệu trưởng hi vọng Toạ đàm sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về những vấn đề xoay quanh công tác đào tạo sau đại học trong điều kiện tự chủ, để từ đó tìm ra sự đồng thuận giữa Bộ GD&ĐT và các trường đại học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước của Bộ chủ quản, đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong việc phát triển đào tạo sau đại học của các trường đại học, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện đào tạo Sau đại học, Trường ĐH KTQD trình bày tham luận "Đào tạo Sau đại học trong điều kiện tự chủ"

 PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa trình bày tham luận "Đào tạo Sau đại học trong bối cảnh tự chủ, cạnh tranh"

PGS.TS Hồ Viết Tiến – Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học, Trường ĐHKT TPHCM trình bày tham luận "Đề xuất chỉnh sửa Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GD&ĐT v/v ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và các quy định đào tạo trình độ tiến sĩ"

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT phát biểu tại buổi Toạ đàm

Các đại biểu thảo luận và đóng góp ý kiến tại Toạ đàm

PGS.TS Nguyễn Thành Hưởng - Phó Viện trưởng Viện đào tạo Sau đại học điều hành chương trình Toạ đàm


Nguồn: NEU Người đăng:NEU
05-11-2019

Các bài viết gần đây
Các bài viết cùng chuyên mục
Đăng ký nhận bản tin
Nhập email của bạn vào ô bên dưới để đăng ký nhận bản tin hàng ngày