Đến dự hội thảo, về phía đại biểu trong trường gồm có: PGS.TS Nguyễn Thanh Hà -Chủ tịch Hội đồng Trường;PGS.TS Phạm Hồng Chương - Phó Bí Thư thường trực Đảng ủy, Phó hiệu trưởng; các Giáo sư và thành viên Hội đồng KH và ĐT nhà trường; đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình KX01/16-20; Ban Chủ nhiệm đề tài, các thành viên nghiên cứu cùng các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học trong và ngoài Trường. Tham gia đoàn chủ tọa hội thảo có GS. TSKH Lê Du Phong – nguyên Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD; GS.TS Nguyễn Đông Phong – Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TPHCM; PGS.TS Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Hội đồng trường ĐH KTQD. Về phía đại biểu ngoài trường có cáckhách mời là lãnh đạo, chuyên viên đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc Hội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công thương, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng…
GS. TSKH Lê Du Phong – nguyên Quyền Hiệu trưởng, chủ nhiệm đề tài phát biểu đề dẫn
Thay mặt nhóm nghiên cứu, GS. TSKH. Lê Du Phong trình bày những kết quả nghiên cứu bước đầu, gợi ý các nội dung cần được thảo luận trong Hội thảo. GS Lê Du Phong cũng trình bày khái quát quá trình triển khai tổ chức hội thảo, theo đó đã có 23 công trình của các nhà khoa học, các nhà quản lý được đăng trong kỷ yếu Hội thảo sau khi biên tập và lựa chọn kỹ càng.
PGS. TS Vũ Hoàng Ngân và TS Nguyễn Thị Luyến trình bày tham luận
Hội thảo đã được nghe 02 báo cáo tham luận của PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với chủ đề“Một số rào cản đối với tăng năng suất lao động ở Việt Nam” và TS. Nguyễn Thị Luyến, Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương với chủ đề: “Các rào cản về thể chế kinh tế ở Việt Nam và nguồn gốc(nguyên nhân) phát sinh”.
Sau báo cáo tham luận, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, có chất lượng và tập trung làm rõ các rào cản về thể chế liên quan đến luật pháp, chính sách (kể cả khâu hoạch định, thực thi và kiểm tra, giám sát và xử lý,…), đến môi trường kinh doanh; Rào cản liên quan về tổ chức bộ máy quản lý; Rào cản đối với các chủ thể tham gia thị trường, quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân;…đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân làm phát sinh ra các rào cản.
GS. TS Mai Ngọc Cường điều hành chương trình hội thảo
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm
Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Các ý kiến thảo luận và kết quả của hội thảo khoa học cấp nhà nước thuộc đề tài KX01.03/16-20 sẽ là những nội dung được đưa vào kiến nghị chính sách cho Nhà nước trong thời gian tới.