Tọa đàm đối thoại chính sách:" Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư"


01-10-2021
Sáng ngày 29/9/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phối hợp cùng Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm đối thoại chính sách:" Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư".

Quang cảnh của buổi tọa đàm

Tham dự buổi tọa đàm có: ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp; ông Ngô Đức Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương; cùng các đại biểu đến từ các cơ quan ban ngành Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Đại học luật Hà Nội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện các Doanh nghiệp. Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có PGS.TS Bùi Huy Nhượng - Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học; cùng đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện và giảng viên trong Nhà trường. 

PGS.TS Bùi Huy Nhượng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Bùi Huy Nhượng - Phó Hiệu trưởng khẳng định, nền kinh tế toàn cầu đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoảng cách giữa không gian vật lý và không gian kĩ thuật số đang dần thu hẹp lại với những công nghệ tiêu biểu như phân tích dữ liệu lớn, robot và tự động hóa quá trình, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật...Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp thu thập và phân tích dữ liệu, cho phép các quy trình nhanh, linh hoạt và hiệu quả hơn. Tự động hóa và số hóa sẽ dần thay thế nhiều khâu trong quy trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Đi kèm với những thay đổi to lớn này, thể chế và khung pháp luật cần được thay đổi để bắt kịp xu hướng mới. PGS.TS Bùi Huy Nhượng hy vọng thông qua tọa đàm, những vấn đề bất cập trong thể chế và pháp lý cũng như những vấn đề tổ chức thi hành pháp luật trong 1 số hoạt động kinh doanh sẽ được phân tích với các góc nhìn đa chiều, từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp. 

Ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp phát biểu đề dẫn tọa đàm

Buổi tọa đàm tập trung vào các nội dung:

(1) Làm rõ một số khía cạnh kinh tế, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề pháp lý đặt ra;

( 2) Đánh giá về thực tiễn ứng dụng, hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vướng mắc, bất cập về pháp lý;

(3) Trao đổi về kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thúc đẩy ứng dụng các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động kinh doanh;

(4) Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và các vấn đề khác liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

PGS.TS Trần Văn Nam - Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày tham luận:" Các mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề pháp lý đặt ra"

Bà Lưu Hương Ly - Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp trình bày tham luận:" Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng thông minh (Smart Contract) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" 

Ông Ngô Đức Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương trình bày tham luận:" Quản lý các nền tảng số, kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu và một số đề xuất chính sách đối với Việt Nam"

Các đại biểu tham dự tọa đàm tặng quà và cùng chụp hình lưu niệm

Trân trọng cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã đưa tin về buổi tọa đàm !

Truyền hình VTC 10 ( đoạn 8'50 )

Diễn đàn Doanh nghiệp: Doanh nghiệp băn khoăn thực thi pháp luật không gian mạng

Báo Chính Phủ: Cần hoàn thiện khung pháp lý để phát triển kinh tế số

Báo Đảng Cộng sản: Hoàn thiện hơn khung thể chế và pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

Hải Quan online: Pháp luật không thể theo kịp khoa học công nghệ, cần các ngoại lệ đặc thù

Vnbusiness: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để Việt Nam có doanh nghiệp toàn cầu

Báo Kiếm toán Nhà nước: Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 

 


Nguồn: NEU Người đăng:NEU
01-10-2021

Các bài viết gần đây
Các bài viết cùng chuyên mục
Đăng ký nhận bản tin
Nhập email của bạn vào ô bên dưới để đăng ký nhận bản tin hàng ngày