Tới dự hội thảo, về phía đại biểu quốc tế có GS.TS Satoshi Mizobata - Chủ tịch Hội đồng các Viện Khoa học và Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Kyoto, Đại học Kyoto; GS.TS Christoph Luetge - trường Đại học Kỹ thuật Munich, CHLB Đức; GS.TS Hiroaki Hayashi - trường Đại học Ritsumeikan; PGS.TS Tomoyo Toyota - trường Đại học Shimane; PGS.TS Victor Goshkov - trường Đại học Kaichi; TS Mihoko Satogami - trường Đại học Kyoto University; TS Takuma Kobayashi - trường Đại học Matsuyama. Về phía Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam có GS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội. Về phía trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Trần Thọ Đạt – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng; GS.TS Nguyễn Đình Hương - Nguyên Hiệu trưởng; GS.TS Nguyễn Thành Độ - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Nguyên Phó Hiệu trưởng; GS.TS Nguyễn Viết Lâm - Nguyên Phó Bí thư TT Đảng ủy; GS.TS Nguyễn Kế Tuấn - Nguyên Trưởng khoa QTKD; PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu - Trưởng Khoa QTKD, cùng các nhà khoa học, giảng viên và các em sinh viên trong trường.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng nhà trường cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đã tới tham dự buổi hội thảo; đặc biệt là các vị khách quý đến từ trường Đại học Kyoto, Nhật Bản và trường Đại học Kỹ thuật Munich, CHLB Đức đã cùng phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong công tác chuẩn bị và tổ chức Hội thảo. Giáo sư Hiệu trưởng mong muốn rằng Hội thảo sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các vị đại biểu và kỳ vọng sẽ tìm được đến những câu trả lời cho những “đơn đặt hàng” từ phía thực tiễn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Hội thảo đã có 45 bài viết đến từ các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý và hoạch định chính sách với nhiều nội dung phong phú và sâu sắc tập trung xoay quanh các nội dung:
- Phát triển kinh doanh bền vững được xác định là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những cải cách gì để đáp ứng tốt được những yêu cầu xã hội đặt ra.
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những ràng buộc mới trong quá trình thực hiện kinh doanh của các donh nghiệp Việt Nam. Các chủ thể kinh tế cần nắm bắt và cập nhật như thế nào để đổi mới hoạt động, bảo đảm kinh doanh bền vững.
- Tính chất khác nhau của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp. Các chủ thể kinh tế khác nhau cần vận dụng của cuộc cách mạng này như thế nào trong việc hướng tới kinh doanh bền vững.
- Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh doanh bền vững ở các nước trên thế giới như thế nào và những bài học áp dụng cho Việt Nam.
- Trường đại học nên làm gì để tham gia thực hiện sứ mệnh kinh doanh bền vững của các chủ thể kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Kinh doanh bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, vừa là mục tiêu, vừa là sứ mệnh, đồng thời là những ràng buộc đặt ra đối với các chủ thể kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới. Hội thảo về chủ đề này thực sự có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Các gợi ý về nội dung trao đổi trong hội thảo, một mặt tổng hợp từ kết quả nghiên cứu ban đầu từ các bài viết khoa học đăng trong kỷ yếu, nhưng đó cũng chính là những trăn trở của thực tiễn khi Việt Nam bước vào giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 với rào cản thách thức. Hy vọng những ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu tại hội thảo sẽ là căn cứ quan trọng của các nhà lãnh đạo và quản lý khi hoạch định kinh doanh và xây dựng chính sách.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Dung - Phó Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh trình bày tham luận với chủ đề : "Kinh doanh bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Thực trạng và giải pháp"
GS.TS Satoshi Mizobata - Chủ tịch Hội đồng các Viện khoa học và Trung tâm nghiên cứu của Nhật Bản, Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Kyoto, Đại học Kyoto trình bày tham luận với chủ đề: "Xã hội 5.0 và cải cách hệ thống kinh tế ở Nhật Bản"
GS.TS Christoph Lutge - trường Đại học Kỹ thuật Munich, CHLB Đức trình bày tham luận với chủ đề : "Đạo đức và đổi mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0"
Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các nhà khoa học, các chuyên gia cùng chụp ảnh lưu niệm
Trước khi Hội thảo diễn ra, GS.TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có buổi tiếp đón thân mật và trao đổi một số vấn đề học thuật với các nhà khoa học quốc tế