Đến tham dự Hội thảo có sự góp mặt của các đại biểu ngoài trường: PGS.TS Lê Xuân Bá – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; GS.TS Nguyễn Văn Đính – Nguyên Hiệu trưởng Đại học Hà Tĩnh; TS Lê Anh Vũ – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển bền vững vùng; ông Lê Thanh Sơn – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang; PGS.TS Phạm Thế Quốc – Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Chính trị Thế Giới; TS Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; PGS.TS Phạm Trung Lương - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch; ông Phùng Quang Thắng - Giám đốc công ty Lữ hành Hà Nội Tourist; TS Lan Anh – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bà Trần Tuyết Mai – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
Về phía trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sự hiện diện của PGS.TS Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Hội đồng trường;PGS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TSKH Lương Xuân Quỳ - Nguyên Hiệu trưởng; GS.TSKH Lê Du Phong – Nguyên Quyền Hiệu trưởng; GS.TS Hoàng Văn Hoa - Nguyên Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế; GS.TS Ngô Thắng Lợi – Trưởng Bộ môn Kinh tế Phát triển, Khoa Kế hoạch & Phát triển; PGS.TS Vũ Kim Dũng – Trưởng khoa Kinh tế học; PGS.TS Lê Quốc Hội – Tổng biên tập tạp chí Kinh tế & Phát triển; PGS.TS Phạm Trương Hoàng – Trưởng khoa Du lịch & Khách sạn; PGS.TS Lê Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh; PGS.TS Trần Mạnh Dũng – Phó Tổng biên tập Kinh tế & Phát triển; TS Trịnh Mai Vân – Phó Trưởng Phòng Quản lý Khoa học; TS Trần Khánh Hưng – Trưởng Bộ môn khoa Kinh tế học; TS Trần Huy Đức – Trưởng bộ môn khoa Du lịch & Khách sạn; TS Đinh Thiện Đức – Phó Trưởng bộ môn Khoa Kinh tế học; PGS.TS Lại Thế Hùng – Khoa Du lịch & Khách sạn; cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế học của Nhà trường.
Phát biểu đề dẫn tại buổi Hội thảo, PGS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: “Tây Bắc là vùng có tiềm năng du lịch, có nhiều tiểu vùng với tài nguyên du lịch phong phú. Trong những năm gần đây, ở Tây Bắc đã bắt đầu hình thành một số chương trình liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, các chương trình liên kết hoạt động chưa thực sự hiệu quả, hầu hết các chương trình vẫn chủ yếu liên kết về quảng bá, xúc tiến. Điểm hạn chế nhất của các chương trình du lịch Tây Bắc hiện nay là chưa xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp với tính đặc thù của vùng và từng tiểu vùng, chưa hình thành được thể chế quản trị chung để điều phối liên kết phạm vi toàn vùng. Do đó, vấn đề cấp bách là phải nâng cao hiệu quả liên kết du lịch, xây dựng mô hình liên kết để quy hoạch lại sản phẩm du lịch, phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội.”
GS.TS Hoàng Văn Hoa - Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tại Hội thảo
Cũng tại buổi Hội thảo, GS.TS Hoàng Văn Hoa – Chủ nhiệm đề tài đã làm rõ thực trạng liên kết phát triển du lịch ở Tây Bắc, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch. Từ đó, đề xuất mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, hình thành chuỗi liên kết du lịch ở các tỉnh có tiềm năng như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Tuyên Quang.
Buổi Hội thảo nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, trong đó có một số kiến nghị nổi bật như xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Tây Bắc; liên kết vùng du lịch là khâu đột phá để du lịch Tây Bắc phát triển bền vững; thành lập thí điểm ban chỉ đạo du lịch vùng Tây Bắc; thực hiện mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng – sông Lô; nâng cao vai trò của Hiệp hội du lịch các tỉnh; đầu tư phát triển một số trung tâm du lịch lớn của vùng, hình thành các cực tăng trưởng, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng…
Hội thảo khoa học này cũng là diễn đàn khoa học quan trọng để các nhà khoa học đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội chia sẻ và thảo luận chuyên sâu về các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường trong phát triển. Kết quả nghiên cứu, trao đổi tại Hội thảo là một trong những nguồn tham vấn quan trọng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình hoạch định và ban hành chính sách phát triển kinh tế bền vững của khu vực Tây Bắc.
Một số hình ảnh các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp ý kiến tại Hội thảo:
Đại diện lãnh đạo Nhà trường, các chuyên gia, các nhà khoa học cùng chụp ảnh lưu niệm