Chia sẻ
Tùy chọn
Xem
Xem bài viết cuối Chuyển tới bài đâu tiêu chưa đọc
Offline Nguyễn Thành Vũ  
#1 Đã gửi : 18/01/2017 lúc 02:04:02(UTC)
Nguyễn Thành Vũ

Danh hiệu: Advanced Member

Điểm uy tín (NEU Coin):

Gia nhập: 10-01-2017(UTC)
Bài viết: 37

Sau khi ông D.Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, chính sách kinh tế, an ninh - quốc phòng của Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TBD) được dự báo có nhiều thay đổi. Trước đó, Obama đã đưa chính sách xoay trục tại châu Á Thái Bình Dương với bốn trụ cột: xây dựng quan hệ đồng minh và đối tác, củng cố các thể chế khu vực, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, theo chiến dịch tranh cử vừa rồi, với chính sách “nước Mỹ trước tiên” (America First), Donald Trump có vẻ như đang rời xa bốn trụ cột này và để lại chính sách xoay trục bấp bênh tại khu vực này. Chính sách đối ngoại của Donald Trump nói chung sẽ được “tập trung xây dựng dựa trên lợi ích của Mỹ” và ông tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với các liên minh của mình trên thế giới.


Do đó, theo quan điểm cá nhân, tác động từ chính sách và chủ trương mới của Trump này có thể thay đổi cục diện an ninh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương với hai yếu tố quan trọng gồm chính sách xoay trục của Obama và hiệp định TPP.


Trong các đời tổng thống của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay, khu vực châu Á Thái Bình Dương đều được xem là trọng điểm. Sự thay đổi lớn nhất được các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương quan tâm có thể nói đến là liệu Trump sẽ điều chỉnh chính sách xoay trục của Obama như thế nào và Hiệp định TPP sẽ đi về đâu. Chính sách xoay trục của Obama tại khu vực này và Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó cũng được Donald Trump ủng hộ do Mỹ sẽ giữ được tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới và đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình tranh cử, với châm ngôn “khiến nước Mỹ hùng mạnh trở lại” và chính sách tập trung “nước Mỹ trước tiên” đã khiến Donald Trump tuyên bố thẳng thừng sẽ rút khỏi Hiệp định TPP ngay khi vào Nhà Trắng do chính sách bảo hộ mà ông theo đuổi. Donald Trump cho rằng TPP sẽ không có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cũng khiến số lượng việc làm ở Mỹ sụt giảm. Do đó, nếu Trump thực hiện lời nói của mình, các nước còn lại trong Hiệp định TPP sẽ phải chật vật để đưa ra lựa chọn liệu sẽ để TPP tan rã, hay điểu chỉnh lại điều kiện với Mỹ, hoặc tìm một siêu cường khác thay thế chỗ Mỹ. Với việc TPP không được Quốc hội Mỹ phê duyệt, khả năng cao Trung Quốc sẽ tiến hành bành trướng ảnh hưởng qua Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dù cho Trump có thể hiện quan điểm đối trọng Trung Quốc về thương mại thông qua các cách thức khác. Viễn cảnh này có thể dẫn đến kinh tế thương mại khu vực sẽ phát triển thiếu đồng đều dù khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn đang phát triển rất năng động với các thỏa thuận hợp tác giữa các nước.


Về chính sách xoay trục hiện chỉ mới được thực hiện nửa vời dưới thời của Barack Obama, nhiều khả năng tân tổng thống sẽ tiếp tục tuân thủ theo chính sách biệt lập như những gì ông đã đề ra trong quá trình tranh cử giảm bớt ảnh hưởng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Donald Trump sẽ không làm ngơ trước các vấn đề an ninh khu vực và đồng minh của mình tại châu Á, từ đây có thể xác định, trọng tâm châu Á Thái Bình Dương sẽ được triển khai theo một cách khác, tập trung vào các vấn đề quan trọng trước.


Các ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực này có thể kể đến đó là vấn đề Trung Quốc, Triều Tiên và tự do thương mại trên biển. Vấn đề nổi cộm nhất là Trung Quốc, nhưng các chiến lược của Donald Trump lại không nhằm vào quân sự mà vào kinh tế nhiều hơn với hứa hẹn thắt chặt các rào cản kinh tế lên Trung Quốc. Ngoài ra các vấn đề về phát triển hạt nhân của Triều Tiên cũng không nằm ngoài mối quan tâm của Donald Trump, ông khẳng định sẽ không để Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, một điều có vẻ rõ ràng: Trục xoay chính sách quốc phòng Mỹ của Donald Trump ở châu Á sẽ là Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ được xem là có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định khu vực ở châu Á. Các cố vấn của ông Trump ủng hộ xây dựng lực lượng hải quân Mỹ lớn trong khu vực. Ông Trump cũng cho biết không ủng hộ những việc Trung Quốc làm tại biển Đông. Với tuyên bố này, không có nghĩa Trump đang quan tâm đến vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực mà quan tâm nhiều hơn đến sự kiềm hãm Trung Quốc và vấn đề thương mại tự do có lợi cho Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Như vậy, Mỹ có thể vẫn giữ vai trò quan trọng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương nhưng sẽ tiếp cận với một khía cạnh khác thay vì hướng đến bốn trụ cột của Obama nhằm ổn định an ninh toàn khu vực. Dưới thời Trump, các chính sách sẽ mang tính tập trung và đảm bảo lợi ích của Mỹ khu vực nhiều hơn, chủ động phát triển kinh tế trao đổi hàng hóa; tuy nhiên, điều này cũng có lợi về một vài mặt cho an ninh khu vực như kiềm hãm sự khuếch trương quân sự của Trung Quốc, hạt nhân Triều Tiên hay giảm tranh chấp ở Biển Đông.


Nói cách khác, các chính sách mới của Mỹ sẽ giảm bớt ảnh hưởng chung ở khu vực nhưng các động thái giải quyết các vấn đề trọng điểm ở khu vực đồng nghĩa với việc giúp cân bằng quyền lực ở khu vực và ngăn chặn mâu thuẫn kinh tế, quân sự, chính trị tại châu Á Thái Bình Dương. Về mặt kinh tế nói riêng, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể phần nào được kiềm hãm tạo điều kiện cho các nước nhỏ lẻ như trong khu vực Đông Nam Á phát triển thương mại với Hoa Kì nếu tận dụng tốt thời cơ và thay đổi linh hoạt theo tình hình tài chính kinh tế thế giới.


Theo dõi tin tức forex và chứng khoán Mỹ 2017 tại Traderviet.com


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0,786 giây.

Thông báo

Icon
Error