Tọa đàm Đối thoại chính sách: “Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều”


01-11-2019
Sáng ngày 31/10/2019, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Tổng cục Thống kê đã tổ chức tọa đàm Đối thoại chính sách với chủ đề: “Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều”.

Quang cảnh Tọa đàm "Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều"

Tham dự Tọa đàm, về phía đại biểu ngoài trường có TS Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; TS Vũ Bằng – nguyên chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chính phủ; PGS.TS Phạm Văn Linh – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương. Về phía đại diện tổ chức quốc tế có ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam; ông Nguyễn Tiên Phong – Trợ lý Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam; cùng đại diện Uỷ ban Kinh tế Quốc hội; Ban Kinh tế Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI; đại diện các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, các Trường Đại học và Viện nghiên cứu, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí. Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng; cùng các thành viên Hội đồng Giáo sư; Hội đồng Khoa học & Đào tạo; đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm trong toàn trường.

 PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD phát biểu khai mạc và đề dẫn Tọa đàm

Phát biểu khai mạc và đề dẫn tọa đàm, PGS.TS Phạm Hồng Chương cảm ơn các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các cơ quan truyền thông và báo chí đã quan tâm và dành thời gian đến tham dự buổi tọa đàm hôm nay và cho biết, việc tính toán lại quy mô GDP vừa qua đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, người dân và doanh nghiệp… Bởi vậy, việc tính toán này cần phải được nhìn nhận một cách cụ thể, từ góc nhìn khác nhau từ các bên liên quan để có những ý kiến xác đáng, giúp ích cho phát triển kinh tế vĩ mô. PGS Hiệu trưởng hi vọng thông qua tọa đàm này, việc đáng giá lại quy mô GDP của Tổng cục Thống kê sẽ đến gần hơn với các đối tượng có liên quan và bị tác động, đồng thời là diễn đàn để Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư lắng nghe những trao đổi thẳng thắn, có trách nhiệm, có tính khoa học để có những sửa đổi thích hợp cho công tác thống kê sau này.

 TS Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và bà Nguyễn Thị Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trình bày tham luận "Đánh giá lại quy mô GDP - Lý do, phương pháp và đánh giá tác động"

Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam trình bày tham luận "Điều chỉnh ước tính GDP của Việt Nam, góc nhìn từ IMF"

PGS.TS Phạm Thế Anh - Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày tham luận "Bình luận về đánh giá lại quy mô nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách"

Ông Nguyễn Tiên Phong – Trợ lý Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam trình bày tham luận "Điều chỉnh tài khoản quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam"

Các đại biểu thảo luận và đóng góp ý kiến tại buổi Tọa đàm

PGS.TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học điều hành chương trình Toạ đàm

Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Thống kê đã đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế; theo đó, hơn 76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào đánh giá đã khiến GDP giai đoạn 2011-2017 tăng thêm 25,4%/năm. Việc tính toán lại quy mô GDP vừa qua đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, người dân và doanh nghiệp…

Với mong muốn tạo một diễn đàn để Tổng cục Thống kê có thể làm rõ hơn lý do đánh giá lại quy mô nền kinh tế, các phương pháp tính lại quy mô nền kinh tế, tác động của tính toán lại quy mô GDP… cũng như các vấn đề khác có liên quan đến Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát; theo đó các đối tượng có liên quan hiểu đúng hơn, cũng như tạo cơ hội để Tổng cục Thống kê lắng nghe thêm những ý kiến trao đổi mang tính xây dựng từ các cơ quan, các chuyên gia kinh tế.


Nguồn: NEU Người đăng:NEU
01-11-2019

Các bài viết gần đây
Các bài viết cùng chuyên mục
Đăng ký nhận bản tin
Nhập email của bạn vào ô bên dưới để đăng ký nhận bản tin hàng ngày