Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU: Giao lưu với Sinh viên Trường Đại học Soka – Nhật Bản


23-08-2016


Ngày 18/8/2016, Viện Đào tạo Quốc tế đã tổ chức hoạt động giao lưu giữa Sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU với đoàn Giáo sư, Sinh viên Trường Đại học Soka – Nhật Bản. Đại diện đoàn Trường ĐH Soka có GS. Philippe Debroux, TS.Kazuama Hatano cùng 13 sinh viên quốc tế. Buổi giao lưu đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự thân thiện, cởi mở và hiểu biết rộng giữa các bạn sinh viên hai nước.
Mở đầu cho hoạt động này là buổi giao lưu “Trở thành công dân toàn cầu – những giá trị phổ cập và giá trị văn hóa riêng” tổ chức vào sáng 18/8 tại Giảng đường D2 – Trường ĐH KTQD. Đây là một chủ đề rất đáng được quan tâm trong bối cảnh hiện nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa với sự phổ cập những giá trị cơ bản cả trong đời sống kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đang mở ra nhiều cơ hội cho tuổi trẻ Việt Nam phấn đấu trở thành những công dân toàn cầu. Buổi giao lưu, do GS.TS. Ray Webster, một giảng viên dày dặn kinh nghiệm của Viện ĐTQT làm chủ trì, đã khéo léo lồng ghép bài giảng và những phần thuyết trình ngắn của các nhóm sinh viên hai nước Việt Nam – Nhật Bản.


GS. Ray Webster, giảng viên chương trình Cử nhân Quốc tế, chủ trì phần giao lưu “Trở thành công dân toàn cầu-những giá trị phổcập và  giá trị văn hóa riêng

Các SV Việt Nam và Nhật Bản chăm chú lắng nghe phần diễn thuyết của GS.TS.Ray Webster

Sau phần thuyết trình của GS. Ray Webster là phần làm việc nhóm giữa sinh viên hai trường, các bạn sinh viên được chia theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm cả các bạn SV IBD và SV Soka cùng thảo luận về chủ đề “Tại sao phải trở thành công dân Toàn cầu hóa?”. Các em đã thảo luận rất sôi nổi để tìm câu trả lời cũng như nêu ra quan điểm của mình về ý nghĩa của việc trở thành 1 công dân Toàn cầu.



Một nhóm các bạn Sinh viên đang trao đổi về chủ đề đưa ra

 

Kết thúc phần thảo luận, các nhóm Sv lần lượt lên thuyết trình về ý tưởng của nhóm mình. Hầu hết, các nhóm đều đưa ra những cơ hội và thách thức trên con đường trở thành 1 công dân toàn cầu. Công dân toàn cầu là những người nhanh chóng hội nhập vào thế giới phẳng, hội nhập vào từng quốc gia mà họ đến. Họ xây dựng sự nghiệp cho công ty, đại diện cho đất nước họ mang quốc tịch hay sinh ra.Trong xã hội ngày càng hội nhập và phát triển, trở thành một Công Dân Toàn Cầu đang là một xu hướng và mục tiêu hướng tới của nhiều người, nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các bạn trẻ cần ý thức giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng, bên cạnh những giá trị phổ cập để thành công, thì những giá trị văn hóa riêng chính là điểm mạnh để các bạn đóng góp cho tổ chức và xã hội. Công dân toàn cầu có một tư duy và cách nhìn mở, tôn trọng tính đa dạng của các nền đa văn hóa trên thế giới. Họ biết chia sẻ trách nhiệm với những vấn đề chung của toàn cầu như khủng bố, biến đổi khí hậu hay đói nghèo. Một công dân toàn cầu thật sự sẽ bổ sung giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình vào nền văn hóa chung của nhân loại.



Bài thuyết trình của 1 nhóm sinh viên về việc trở thành Công dân toàn cầu

Đại diện Trường ĐH KTQD - PSG.TS. Phạm Hồng Chương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD, TS. Đồng Xuân Đảm - Viện trưởng Viện ĐTQT, TS.Phan Thủy Chi - Phó Viện Trưởng Viện ĐTQT đã có những trao đổi gần gũi với đại diện đoàn Trường ĐH Soka về việc mở rộng mối quan hệ giao lưu các bạn sinh viên hai nước để có thể tìm hiểu về nét văn hóa và nền kinh tế của hai quốc gia.



Lãnh đạo nhà trường và Viện ĐTQT đã có buổi giao lưu thân mật với Đại diện Đoàn ĐH SOKA


Buổi chiều cùng ngày, sinh viên của Viện ĐTQT và sinh viên Trường ĐH Soka đã có chuyến đi thú vị đến Làng gốm truyền thống Bát Tràng. Tại đây, đoàn sinh viên được tham quan xưởng gốm truyền thống, giới thiệu về quy trình, cách làm gốm Bát Tràng từ những người thợ gốm lâu năm trong làng. Quy trình làm gốm thủ công của các thợ gốm lành nghề nhất Bát Tràng từ việc xử lý gốm thô, vẽ tay các họa tiết trước khi nung được diễn ra sống động ngay trước mắt khiến các sinh viên quốc tế rất hứng thú và chăm chú. Chuyến đi đã kết thúc tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam đối với các sinh viên Nhật Bản. 



Đoàn Sinh viên hào hứng, chăm chú lắng nghe chia sẻ từ nghệ nhân làng gốm Bát Tràng


Tiếp nối những giá trị mang lại trong chuyến giao lưu năm 2014, trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị và thân ái, chương trình năm nay đã kết thúc trong bầu không khí vui vẻ, có chút lưu luyến của các bạn sinh viên tham gia. Giao lưu, trao đổi sinh viên quốc tế là hoạt động thường niên được tổ chức bởi Viện ĐTQT, tạo cơ hội để các em sinh viên được chia sẻ văn hóa, trau dồi ngoại ngữ, cũng là dịp để các em thể hiện vai trò của một công dân Việt Nam trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế trong thời kỳ hội nhập.
Hẹn gặp lại nhé, trong những hoạt động giao lưu tới của sinh viên chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU và Trường ĐH Soka!
Một vài hình ảnh khác trong buổi giao lưu:




Bài thuyết trình của các nhóm sinh viên về việc trở thành Công dân toàn cầu

Kết thúc buổi giao lưu đầy thú vị và sôi nổi

Học cách phát âm tiếng Nhật từ bạn


TS. Phan Thủy Chi đang giới thiệu về các món ăn truyền thống Việt Nam cho Sv Nhật Bản


Nguồn: NEU Người đăng:NEU Alumni
23-08-2016

Các ý kiến thảo luận

Tải thêm

Gửi
Các bài viết gần đây
Các bài viết cùng chuyên mục
Đăng ký nhận bản tin
Nhập email của bạn vào ô bên dưới để đăng ký nhận bản tin hàng ngày